LAPTOP

Máy tính xách tay hay máy vi tính xách tay (tiếng Anhlaptop computer hay notebook computer) là một máy tính cá nhân gọn nhỏ có thể mang xách được. Nó thường cótrọng lượng nhẹ, tùy thuộc vào hãng sản xuất và kiểu máy dành cho các mục đích sử dụng khác nhau.
Máy tính xách tay có đầy đủ các thành phần cơ bản của một máy tính cá nhân thông thường.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chiếc máy tính xách tay đầu tiên trên thế giới là một chiếc Osborne 1 ra đời năm 1981.

Đặc điểm thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy có đầy đủ các chức năng như các máy tính cá nhân thông thường, nhưng máy tính xách tay với một không gian nhỏ gọn nên các đặc điểm sau có sự khác biệt so với các máy tính cá nhân. Chi tiết hơn về từng thiết bị ở các hệ thống máy tính cá nhân thông thường xem các bài riêng về chúng:

Hệ điều hành[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ điều hành (OS) là bắt buộc phải có trong các Máy tính xách tay. Nó bổ nhiệm quản lý các chương trình hoặc ứng dụng trong máy tính.Hệ điều hành có nhiều loại:microsoft windows,MAC OS,Linux,...

Bộ xử lý[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ xử lý được thiết kế riêng với sự chú trọng vào hiệu năng và tiết kiệm năng lượng, chúng có thể thay đổi tốc độ làm việc tuỳ theo yêu cầu của hệ thống. Để hạ giá thành sản phẩm, một số máy tính xách tay cũng sử dụng các bộ xử lý của máy tính cá nhân để bàn (thường rất ít).

RAM[sửa | sửa mã nguồn]

RAM: Máy tính xách tay sử dụng loại RAM (So-DIMM) dành riêng, chúng ngắn hơn (và thường rộng hơn) các thanh RAM (Long-DIMM) thông thường cho máy tính cá nhân để bàn. Một máy tính xách tay thường được thiết kế hai khe cắm RAM (mà thường thì khi sản xuất chúng chỉ được gắn RAM trên một khe để người dùng có thể nâng cấp).

Ổ đĩa cứng[sửa | sửa mã nguồn]

Ổ đĩa cứng của máy tính xách tay là loại ổ (2,5") có kích thước nhỏ hơn các ổ cứng của máy tính thông thường (3,5"), chúng có thể sử dụng giao tiếp ATA truyền thống hoặc SATA trong các máy sản xuất gần đây.

Chức năng đồ hoạ[sửa | sửa mã nguồn]

Chức năng Đồ hoạ: Thường được tích hợp trên các chipset hoặc tích hợp trên bo mạch chủ. Đa phần các máy tính xách tay phổ thông và tầm trung sử dụng chức năng đồ hoạ tích hợp trên chipset và sử dụng bộ nhớ đồ hoạ chia sẻ từ RAM hệ thống. Các máy tính xách tay cao cấp bộ xử lý đồ hoạ có thể được tách rời và gắn trực tiếp trên bo mạch chủ, chúng có thể có RAM riêng hoặc sử dụng một phần RAM của hệ thống.

Màn hình[sửa | sửa mã nguồn]

Màn hình của những máy tính xách tay ngày nay luôn thuộc loại màn hình tinh thể lỏng, chúng được gắn trực tiếp với thân máy và không thể tách rời. Một số máy tính xách tay thiết kế màn hình quay được và gập lại che đi bàn phím - kết hợp với thể loại này thường là màn hình cảm ứng.Hiện giờ người ta đã chế tạo được một loại máy tính xách tay có thể tháo rời màn hình,nhưng hiện loại này chưa phổ biến lắm và giá khá đắt.

Năng lượng cung cấp[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn sử dụng lưới điện dân dụng của máy tính xách tay được thiết kế bên ngoài khối máy để tiết kiệm không gian. Nguồn là một trong những bộ phận quan trọng nhất của máy tính để bàn và MTXT. Điện năng cấp cho máy tính xách tay chỉ có một cấp điện áp một chiều duy nhất có mức điện áp thường thấp hơn 24 Vdc. Năng lượng cung cấp cho máy tính xách tay khi không sử dụng nguồn điện dân dụng là pin.

Tản nhiệt[sửa | sửa mã nguồn]

Vấn đề tản nhiệt luôn được chú ý đối với các máy tính nói chung, ở máy tính xách tay, do thiết kế nhỏ gọn nên càng khó khăn cho các thiết kế tản nhiệt từ các thiết bị và linh kiện trong máy. Thiết kế tản nhiệt trong máy tính xách tay thường là: Các thiết bị toả nhiệt (CPU, chipset cầu bắc, bộ xử lý đồ hoạ (nếu có) được gắn các tấm phiến tản nhiệt, chúng truyền nhiệt qua các ống dẫn nhiệt sang một khối tản nhiệt lớn mà ở đây có quạt cưỡng bức làm mát. Các thiết bị còn lại được tản nhiệt trên đường lưu thông gió (theo cách bố trí hợp lý) hút gió vào trong vỏ máy (thông qua các lỗ thoáng) để đến khối tản nhiệt chung để thổi ra ngoài bằng quạt. Quạt tản nhiệt trong máy tính xách tay được thiết kế điều khiển bằng một mạch điện (có cảm biến nhiệt ở các bộ phận phát nhiệt) để có khả năng tự điều chỉnh tốc độ theo nhiệt độ (Điều này khác với quạt tản nhiệt trên các máy tính thông thường khi chúng thường được điều khiển bằng phần mềm hoặc với các hệ thống cũ có thể chỉ quay ở một tốc độ nhất định).

Kết nối mạng[sửa | sửa mã nguồn]

Đa phần các máy tính xách tay hiện nay đều được tích hợp sẵn bộ điều hợp mạng không dây theo các chuẩn thông dụng cùng với các bộ điều hợp mạng Ethernet thông thường. Hình thức kết nối Internet quay số hiện nay là wi-fi hoặc bluetooth.

Bàn phím[sửa | sửa mã nguồn]

Bàn phím máy tính xách tay thường không tuân theo tiêu chuẩn của các bàn phím máy tính cá nhân thông thường. Ngoài các phím chức năng thường thấy (như F1, F2...đến F12) trên các bàn phím thông dụng của máy tính cá nhân, máy tính xách tay còn có một loạt các phím chức năng dành riêng khác, các phím này thường là chức năng thứ hai và chỉ được kích hoạt sau khi đã bấm phím chuyển đổi thường có ký hiệu Fn.

Touchpad[sửa | sửa mã nguồn]

Là bàn di chuột dùng để điều khiển con chuột trên máy tính với 2 phím trái phải như con chuột trên máy tính để bàn và nằm dưới bàn phím.

Đa phương tiện[sửa | sửa mã nguồn]

  • Loa luôn được tích hợp sẵn trên máy tính xách tay nhưng chúng có chất lượng và công suất thấp.
  • WebcamMicro cũng thường được tích hợp ở một số máy tính xách tay sản xuất những năm gần đây. Chúng có công dụng giúp người sử dụng có thể gọi điện hoặc nói chuyện thông qua mạng Internet.

Một số chức năng thường thấy[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chức năng khôi phục nhanh: Để khôi phục hệ thống nhanh nhất khi xảy ra lỗi, máy tính xách tay thường được thiết kế các hình thức khôi phục hệ thống thông qua các bộ đĩa CD hoặc DVD (điều này cũng thường thấy trên một số máy tính cá nhân để bàn sản xuất đồng bộ của các hãng sản xuất phần cứng), hoặc bằng một nút (có thể có phương thức một vài thao tác) từ dữ liệu lưu sẵn trên ổ cứng (thường đặt trên các phân vùng ẩn). Các khôi phục của chúng gần giống như hình thức khôi phục bằng phần mềm "Ghost" (của hãng Symantec) hoặc một số phần mềm sao lưu ảnh phân vùng đĩa cứng mà không thực hiện hình thức cài đặt thông thường.
  • Nhận dạng vân tay: Để tăng mức độ bảo mật, một số máy tính xách tay được trang bị hệ thống nhận dạng (sinh trắc học) vân tay, người sử dụng chỉ có thể khởi động hệ thống nếu máy nhận ra đúng vân tay của chủ sở hữu máy tính (với vân tay được lưu sẵn trên máy).

Những chú ý với máy tính xách tay[sửa | sửa mã nguồn]

Tạo thuận lợi cho tản nhiệt[sửa | sửa mã nguồn]

Máy tính xách tay được thiết kế đặt trên các mặt phẳng đủ cứng vững. Các chân đế cao một khoảng nhất định tạo lên một không gian cần thiết cho lưu thông không khí. Việc đặt máy tính xách tay lên các vị trí mềm (làm các chân đế bị lún và khi này toàn bộ các mặt dưới tỳ trực tiếp vào vị trí mềm. Chính vì vậy không nên đặt máy tính xách tay lên đùi hoặc lên các đệm mút (giường) khi làm việc hoặc giải trí trong thời gian dài bởi những vị trí như vậy có thể làm bít các lỗ thông thoáng làm nguồn lưu thông gió cưỡng bức trong cơ chế tản nhiệt.
Để tạo điều kiện cho sự tản nhiệt tốt hơn, một số hãng sản xuất thiết bị hỗ trợ máy tính đã chế tạo các tấm đế giải nhiệt cho máy tính xách tay. Chúng thường có dạng tấm thoáng (có thể gắn quạt) để tối ưu việc lưu thông gió.
Không những có tác dụng thông gió, các tấm đế này còn tạo cho máy tính xách tay chếch lên một góc nhỏ để thuận tiện hơn cho người sử dụng khi nhập thông tin vào bàn phím và nâng cao màn hình gần hơn với tầm mắt. Một số hãng sản xuất các tấm đế này có thể kể đến là Cooler Master.
Nếu như bắt buộc phải làm việc với các máy tính xách tay trên các nền đệm mềm thì nên đặt chúng lên một tấm bìa cứng, hoặc các loại cặp ghim tài liệu có khổ A4 (còn được gọi là "cặp trình ký") để tạo ra một nền cứng nhằm tránh bít kín lỗ thông gió.

Bảo dưỡng pin[sửa | sửa mã nguồn]

Những pin sử dụng trước đây, nhất là thế hệ nickel-cadmium hay nickel-metal-hydrid trước khi có pin lithium, yêu cầu rất khắt khe về quy trình sử dụng phóng và nạp điện. Nếu sử dụng pin không đến mức cạn đã sạc đầy trở lại có thể gây ra hiện tượng "chai" pin sau một thời gian. Các pin ngày nay (lithium) thường ít có hiện tương "chai" hơn tuy nhiên vẫn cần thực hiện bảo dưỡng pin để đảm bảo tăng tuổi thọ của pin. Các hình thức bảo dưỡng khác nhau tuỳ theo từng chế độ:
  • Sau một thời gian dài không dùng pin (liên tục sử dụng nguồn điện dân dụng mà không sử dụng pin (đối với những người sử dụng máy tính xách tay tại văn phòng) thì khoảng 2 đến 3 tháng cần thực hiện bảo dưỡng một lần. Hình thức bảo dưỡng bao gồm sử dụng pin (không cắm điện) cho máy hoạt động cho đến khi còn khoảng 5% (đảm bảo không hết sạch điện ở các loại pin Li-ion gây hư hỏng) thì lại cắm điện để sạc cho đến mức đầy pin. Mức năng lượng của pin có thể sử dụng các phần mềm bán kèm theo máy hoặc xem phần Power Meter trong Windows.
  • Trong trường hợp thường xuyên sử dụng pin kết hợp với sử dụng nguồn điện dân dụng, nên bảo dưỡng pin theo phương thức trên với thời gian ngắn hơn: Khoảng hai tuần một lần.
  • Nếu các máy tính xách tay mới được sử dụng lần đầu tiên: cần thực hiện nạp và xả pin như phần trên trong ba lần trước khi bắt đầu sử dụng.

Chống sốc[sửa | sửa mã nguồn]

Chấn động khi đầu đọc của ổ cứng đang di chuyển hoặc đang đọc bề mặt ổ đĩa đôi khi là một tai họa đối với ổ đĩa cứng. Một số biện pháp thường được áp dụng:
  • Cẩn thận "nương tay" nhẹ nhàng khi mang xách máy tính xách tay, đợi cho ổ cứng quay về vị trí an toàn khi nghỉ (đèn báo ổ cứng đã tắt), tránh gây tổn hại bề mặt đĩa.
  • Một số máy tính xách tay thiết kế đời mới có chức năng "khoá" ổ đĩa cứng khi cảm thấy máy tính đang di động hoặc sốc (chức năng chống sốc).

1 nhận xét:

  1. kiến thức rất cụ thể vào bổ ích
    ---------------
    118/17 Trần Quang Diệu, P.14, Q.3, HCM
    Hotline: 0906.112.812 - 0909730124 (A MINH)
    Cung cấp các sản phẩm laptop sỉ và lẻ tại TPHCM
    CLICK xem chi tiết: Thu mua laptop cũ xách tay giá cao tại TPHCM hoặc Thu mua laptop cu xach tay gia cao tai TPHCM

    Trả lờiXóa