ĐẠI CƯƠNG VỀ MÁY ẢNH

ĐẠI CƯƠNG VỀ MÁY ẢNH

Posted: Tháng Chín 26, 2010 in Uncategorized
2
  Máy ảnh ( tiếng Anh là Camera) là một thiết bị được sử dụng để chụp hình, thường là các bức ảnh, có thể là từng ảnh hoặc ảnh liên tục như với máy quay. Một máy ảnh chỉ chụp ảnh còn được gọi là photo máy ảnhđể phân biệt với video camera- máy quay. Từ máy ảnh (camera) bắt nguồn từ một từ gốc la tinh camera obscura có nghĩa là phòng tối, đây là cơ chế chụp ảnh ban đầu trong đó một phòng kín có chức năng như bên trong máy ảnh hiện nay, tuy nhiên không có cách nào để ghi lại hình ảnh và xem lại ảnh ngay sau khi chụp. Máy ảnh có thể làm việc ở phổ ánh sáng thấy được hoặc ở các vùng khác trong phổ bức xạ điện từ.
Mô tả 
Mỗi máy ảnh thường có một khoảng kín, khoảng này có một đầu là lỗ ống kính để cho ánh sáng đi vào và đầu kia là nơi ghi ảnh hay xem ảnh. Hầu hết các máy ảnh đều có ống kính gắn ở phía trước để gom ánh sáng lại và hội tụ thành ảnh trên bề mặt ghi ảnh. Đường kính của lỗ ống kính thường được kiểm soát bằng cơ chế diaphragm, nhưng cũng có những máy ảnh có lỗ ống kính không đổi.
Kích thước của lỗ ống kính và độ sáng của cảnh chụp quyết định lượng ánh sáng đi vào máy ảnh trong một khoảng thời gian, và màn trập điều khiển thời gian mà ánh sáng chiếu lên bề mặt ghi ảnh. Ví dụ, trong khung cảnh ít sáng, tốc độ màn trập nên chậm (tức là mở lâu hơn) để tấm phim nhận được thêm ánh sáng.
Do tính chất của ống kính máy ảnh, chỉ có những vật nằm trong một khoảng cách nào đó mới được thấy rõ. Quá trình điều chỉnh khoảng cách đó gọi là lấy nét trên máy ảnh. Có vài cách để lấy nét. Máy ảnh đơn giản nhất dùng cách lấy nét cố định với một lỗ ống kính nhỏ và ống kính góc rộng sao cho mọi thứ trong khoảng cách nào đó từ ống kính (thường là từ 3 mét tới vô cực) đều tương đối rõ nét. Cách này thường thấy ở loại máy ảnh dùng một lần rồi bỏ hoặc máy ảnh rẻ tiền. Một kiểu máy ảnh khác có một số khoảng rõ nét gọi là lấy nét bậc, các khoảng này được chỉ trên thân máy. Người dùng sẽ ước lượng khoảng cách của đối tượng rồi chọn bậc rõ nét tương ứng. Các bậc có thể được vẽ thành các biểu tượng như đầu và vai, hai người đứng, một cái cây, ngọn núi.
Máy ảnh đo khoảng cách qua lỗ ngắm cho phép đo khoảng cách tới đối tượng bằng một máy đo thị sai trên đầu máy. Máy ảnh SLR cho phép người chụp nhìn qua lỗ ngắm thấy ảnh sắp chụp và lấy nét trước khi chụp. Máy ảnh phản chiếu hai ống kính dùng một ống kính để chụp và một ống kính để lấy nét, hai ống kính này được liên kết với nhau để chỉnh cùng một lúc. Máy ảnh ngắm thẳng cho ảnh rọi lên một tấm kính mờ để ngắm, ngắm xong thì thay tấm kính mờ bằng tấm phim để chụp.
Máy ảnh thời nay thì có chức năng lấy nét tự động.
Hệ thống lấy nét tự động mới với 9 điểm cảm biến, tự động lấy nét chính xác và nhanh chóng, giúp ít bõ lỡ những pha chụp.
Máy ảnh thường thu ánh sáng trên tấm phim ảnh hoặc kính ảnh. Máy quay video và máy ảnh số dùng dụng cụ điện tử, thường là bộ cảm biến CCD hoặc CMOS để thu ánh sáng rồi ghi vào băng hoặc bộ nhớ, sau đó có thể xem lại hoặc xử lý ảnh.
Máy ảnh thu nhiều ảnh liên tiếp gọi là máy quay phim; máy chỉ thu từng ảnh gọi là máy chụp ảnh. Tuy nhiên ranh giới giữa hai loại này không còn rõ ràng nữa. Máy quay Video là loại máy quay phim nhưng thu hình bằng phương pháp điện tử (analog hoặc digital).
Máy quay phim ổ cứng hệ HD
Máy ảnh nổi chụp được hình giống như có ba chiều bằng cách chụp 2 hình khác nhau rồi ghép lại để tạo ảo giác về bề sâu của hình. Máy ảnh nổi có 2 ống kính cạnh nhau.
Một số máy ảnh phim có tính năng in ngày, để in ngày lên tấm phim.
Lịch sử máy ảnh
Bức ảnh đầu tiên được Joseoh Nicephore Niepce chụp vào năm 1826. Ông sử dụng một máy ảnh làm bằng một hộp gỗ trượt Charles and Vincent Chevalier sản xuất tại Paris. Niepce tạo ra bức ảnh dựa trên một khám phá của Johanm Heinrich Schultz (1724): một hỗn hợp bạc và phấn tối đi khi đưa ra ánh sáng. Tuy nhiên máy ảnh đã ra đời trước đó rất lâu. Trước khi phát minh ra ảnh người ta không có cách nào để lưu lại ảnh chụp từ các máy ảnh ngoại cách vẽ lại bằng tay.
Công nghệ của máy ảnh thưở sơ khai
Máy ảnh đầu tiên rất nhỏ, thậm chí có thể mang đi được khắp nơi được sản xuất bởi Johann Zahn vào năm 1885. Những máy ảnh đầu tiên tương tự như mô hình của Zahn, tuy nhiên chúng thường có gắn thêm một hộp gỗ di động để chỉnh tiêu điểm. Trước khi chụp, người ta lắp một tấm kính ảnh vào phía trước kính ngắm để ghi lại hình ảnh. Phép chụp hình của Jaqures Daguerre sử dụng một tấm đồng trong khi phép chụp hình của Willia, Fox Talbot ghi hình ảnh lên giấy.
Nguyên lý hộp tối của máy ảnh
Việc Frederick Scott Archer vào năm 1850 tạo ra công nghệ xử lý ảnh bằng tấm colodion ẩm đã làm giúp giảm thời gian phơi sáng đáng kể, tuy nhiên đòi hỏi người chụp ảnh phải chụp và rửa ảnh tạị chỗ, trong một phòng kín di động. Tuy hơi phức tạp nhưng phương pháp xử lý ảnh ambrotype và tintype được sử dụng rất rộng rãi trong suốt nữa sau của thế kỷ 19. Các máy ảnh sử dụng tấm kính ảnh ướt có thiết kế hơi khác đi so với ban đầu, một vài loại máy (như mẫu máy phức tạp Dubroni 1864) còn có thể thực hiện rửa ảnh bên trong máy ảnh thay vì trong một phòng tối. Một vài loại máy ảnh lắp nhiều ống kính. Trong thời gian này, bellows (phần xếp của máy ảnh cho phép ống kính di động) đuợc sử dụng rộng rãi.
Các nhãn hiệu máy ảnh

Sự khác biệt giữa máy ảnh số và máy ảnh cơ
 Máy ảnh cơ (chụp phim)
Máy ảnh số
Nếu như bạn đã quen chụp ảnh bằng máy cơ, bạn sẽ nhận thấy một vài điểm khác biệt khi sử dụng các chế độ chụp của máy ảnh số. Sau đây chúng tôi sẽ tóm tắt vài điểm khác biệt cơ bản
1. Nguồn điện
Máy ảnh cơ: sử dụng pin dùng một lần và không phải thay pin thường xuyên
Máy ảnh số: có thể sử dụng một hoặc nhiều loại pin- cả pin dùng một lần và pin sạc- đòi hỏi phải thường xuyên thay hoặc sạc pin
2. Ghi hình ảnh
Máy ảnh cơ: Sử dụng phim với nhiều kích thước khác nhau và độ nhạy sáng khác nhau. Máy ảnh số: Sử dụng một chip silicon nhạy sáng, có hai loại chip khác nhau: CCD hoặc CMOS. Các chip này quyết định kích thước ảnh và độ nhạy sáng của máy. Bằng cách chỉnh sửa các cài đặt trong máy bạn có thể chụp với các hiệu ứng khác nhau tương tự như chụp với các loại phim khác nhau.
3.Ngắm ảnh
Máy ảnh cơ: Sử dụng khe ngắm quang cho phép nhìn thấy 97 đến 100% khung cảnh.
Máy ảnh số: Sử dụng khe ngắm quang hoạc cùng với một màn hình LCD hiển thị 100% khung cảnh. Tuy nhiên rất khó nhìn màn LCD trong điều kiện ánh sáng nhiều, hơn nữa dùng màn LCD rất tốn pin. Rất nhiều camera thay thế khe ngắm quang bằng một khe ngắm điện tử EVF (thường được sử dụng trong máy quay phim). Tuy nhiên những người quen chụp với khe ngắm quang thường không thích chụp với EVF, vì thế hãy dùng thử trước khi mua.
4.Chụp ảnh
Máy ảnh cơ: chụp ảnh tức thời
Máy ảnh số: Có nhiều chế độ, phụ thuộc vào kích thước ảnh, định dạng ảnh, loại media, dung lượng còn lại của thẻ nhớ, loại cảm biến và tốc độ lấy nét.
5.Lưu ảnh
Máy ảnh cơ: Ảnh được lưu trực tiếp trên phim, chỉ sử dụng được mỗi phim một lần và mỗi cuộn có một số phim nhất định.
Máy ảnh số: Lưu ảnh thành các file dạng số trong bộ nhớ có thể sử dụng nhiều lần của thẻ nhớ hoặc đĩa, cả hai loại này đều có nhiều dung lượng khác nhau và có thể lưu rất nhiều ảnh một lúc.
6. Hiển thị ảnh
Máy ảnh cơ: Ngoài một vài loại máy ảnh dân dụng có hệ thống Advanced Photo System, máy ảnh cơ không thể hiển thị hình ảnh sau khi chụp. Khi phim đã rửa, bạn có thể quét ảnh hoặc phim để có thể xem trên màn hình máy tính hoặc ti vi.
Máy ảnh số: Bạn có thể xem lại ảnh trên màn hình tinh thể lỏng. Ngoài ra, rất nhiều camera cho phép kết nối với máy tính để xem với bạn bè. Từ đó bạn cũng có thể gửi ảnh của mình lên mạng để chia sẻ với bạn bè ở khắp nơi.
7. In ảnh
Máy ảnh cơ: Mang phim đến cho những người rửa ảnh để có thể in hoặc chuyển thành các file kĩ thuật số.
Máy ảnh số: Bạn có thể chuyển ảnh xuống máy tính để in ảnh bằng máy in ở nhà hoặc, nếu như bạn có một máy in tương thích, có thể kết nối trực tiếp máy ảnh với máy in đó. Một cách khác nữa là đặt in qua một dịch vụ trực tuyến hoặc mang đến các cửa hàng ảnh. 

0 nhận xét: